Lịch sử Kharkov Kharkiv

Kharkiv được thành lập vào năm 1654 và sau biến thành một trung tâm văn hóa ở Ukraina. Đất nước Ukraina lúc bấy giờ là phiên thuộc của Đế quốc Nga nên địa danh này mang tên "Kharkov" vì Tiếng Nga là ngôn ngữ chính.

Sang thế kỷ 20, với vị trí gần biên giới Nga, Kharkov cũng là cửa ngõ đầu tiên ở Ukraina thừa nhận chính quyền Liên Xô chỉ hai tháng sau khi Cách mạng Tháng Mười lật đổ Sa hoàng năm 1917.

Kharkov được lập làm thủ phủ xứ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina. Kharkov giữ địa vị này đến năm 1934 thì chính quyền cộng sản thiên đô về Kiev. Dù vậy, Kharkov giữ nguyên vị trí chính trị, kinh tế và văn hóa hàng đầu của vùng đông bắc Ukraina.

Sang thập niên 1990, Liên Xô tan rã, Ukraina giành lấy độc lập; Kharkov nay đổi tên thành Kharkiv vẫn là trọng điểm văn hóa, khoa học, giáo dục, giao thông và công nghiệp của Ukraina. Nơi đây có 60 viện nghiên cứu khoa học, 30 cơ sở giáo dục đại học, 6 viện bảo tàng, 7 nhà hát và 80 thư viện lớn nhỏ.

Công nghiệp chủ yếu là nghiên cứu cùng chế tạo vũ khícơ khí. Thành phố có nhiều công nghiệp quy mô như: Morozov Design Bureau và Zavod Malysheva (hãng chế tạo xe tăng hàng đầu kể từ thập niên 1930), Hartron (điện tử hạt nhân và không gian) và Turboatom (tuốc bin).

Kharkiv có một số công trình đáng kể như hệ thống tàu điện ngầm dài 35 km với 28 ga. Thắng tích chính là Quảng trường Tự do (Ploshcha Svobody) với diện tích bao la. Đây là công trường rộng nhất châu Âu, lớn thứ nhì trên thế giới sau Quảng trường Thiên An MônTrung Quốc.

Liên quan